Chelsea: "Treo" áo số 9 và chờ vận may đến
CLB Chelsea đang lên kế hoạch tuyển quân rầm rộ cho mùa giải 2016/17 cùng tân HLV Antonio Conte. Đến với một đội bóng tên tuổi và giàu có như Chelsea là điều đáng mừng, tuy nhiên, có một lời khuyên cho các tân binh là cố gắng tránh xa số 9. Lời nguyền về số 9 ở Stamford Bridge hiện cũng ghê gớm chẳng khác gì lời nguyền tại Champions League.
Trong hơn 1 thập kỷ qua, số 9 là một sự ám ảnh đối với các cầu thủ ở Chelsea. Thực sự khó hiểu. Cầu thủ gần đây nhất có được dấu ấn tích cực với số 9 trên lưng là Jimmy Floyd Hasselbaink, khi anh ghi 70 bàn trong 136 trận cho Chelsea từ năm 2000 đến 2004.
Nhưng kể từ khi tiền đạo bong da người Hà Lan chia tay, HLV Jose Mourinho được bổ nhiệm và “lời nguyền” được sinh ra. Phải chăng là do vía của Người đặc biệt?
Người đầu tiên mang áo số 9 dưới thời Mourinho là Mateja Kezman. Từng có hiệu suất ghi bàn vô cùng ấn tượng tại PSV Eindhoven (105 bàn/122 trận), chân sút người Serbia rất được kỳ vọng tại The Blues. Có điều, xứ sở sương mù không phải là nơi anh thể hiện được mình, khi chỉ ghi 7 bàn sau 41 lần ra sân.
Kezman đi, Hernan Crespo đến. Một chân sút có bản năng săn bàn hàng đầu thế giới. Thực ra, ở Stamford Bridge, thống kê của Crespo không tồi, với 20 bàn/49 trận. Có điều, anh lại không thể hiện được mình ở những trận đấu lớn nên Mourinho không thực sự ấn tượng và đem anh cho mượn tới 2 CLB thành Milan, trước khi được bán đứt cho Inter Milan.
Đừng nghĩ rằng chỉ các tiền đạo mới chịu ảnh hưởng bởi lời nguyền số 9 tại Chelsea. Vì thế mà nó vẫn là thứ bí ẩn khó giải thích nhất. Người kế tục chiếc áo số 9 từ Crespo làKhalid Boulahrouz, một hậu vệ cánh phải và vốn chỉ là lựa chọn dự bị cho Paulo Ferreira. Trong 2 năm ở Chelsea, anh chỉ ra sân có 13 trận. Ai cũng có thể là mục tiêu tiềm năng của lời nguyền đó. Chẳng ai an toàn cả.
Bên cạnh đó là những tin tuc xsmb mới nhất và nhanh nhất liên tục được cập nhật tại đây:
Cầu thủ trẻ Steve Sidwell – khi đó mới 24 tuổi, đầu quân cho Chelsea ở mùa giải 2007/08 và được trao chiếc áo số 9. Anh chỉ có duy nhất 1 bàn cho Chelsea ở League Cup trong tổng số 25 lần ra sân. Ngay khi kết thúc mùa giải, HLV Avram Grant – tạm quyền thay Mourinho bị sa thải, đã đẩy anh sang Stoke City.
Cầu thủ “tội nghiệp” nhất khi mang áo số 9 ở Chelsea là Franco di Santo. Tổng cộng có 8 lần ra sân tại Premier League trong thì cả 8 đều từ ghế dự bị và dĩ nhiên là chẳng có bàn thắng nào.
Carlo Ancelotti đến Stamford Bridge và ông quyết định “treo” chiếc áo số 9 vì không muốn nó trở thành gánh nặng của bất kỳ ai. Chelsea vô địch Premier League, CĐV ăn mừng bất tận, và chẳng ai nghĩ tới lời nguyền nữa.
Tuy nhiên, Carletto lại phải thay đổi suy nghĩ khi xuất hiện cái tên Fernando Torres. El Nino sinh ra là để mang trên mình chiếc áo số 9, với cách nghĩ đó, Ancelotti “phá lệ”. Cũng bởi chẳng mấy ai còn nghĩ đến câu chuyện của quá khứ nữa.
Có điều, “lời nguyền” lại trỗi dậy, Chelsea trắng tay ở mùa giải 2010/11 và Ancelotti bị sa thải chỉ 2 giờ sau trận thua 0-2 trên sân Everton – trận đấu cuối cùng của mùa giải.
Tiền đạo người Tây Ban Nha ở lại và có thêm 3 mùa giải đầy thất vọng nữa trước khi được cho AC Milan mượn. Khi Torres rời đi, áo số 9 lại treo và Chelsea lại vô địch Premier League (2014/15), cùng… Mourino
Mùa giải này, một chân sút nữa lại đến là Radamel Falcao. Số 9 lại hiện diện trong danh sách đăng ký, còn Falcao thì có biệt danh mới – “Người tàng hình”. Và, như vốn dĩ phải thế, Chelsea trải qua một mùa giải đầy thất vọng.
Falcao chắc chắn sẽ không ở lại Stamford Bridge nữa nên số 9 lại để trống. Và chờ nạn nhân mới…
Hay Chelsea quyết định “treo” vĩnh viễn số áo này?
Để biết câu trả lời chính xác nhất hãy đồng hành cùng bong da truc tuyen ngay hôm nay:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét